· Điều hành các hoạt động sản xuất sản phẩm, hàng hoá của Doanh nghiệp.
· Trực tiếp lên kế hoạch, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo toàn bộ dây chuyền hoạt động ổn định, tạo ra sản phẩm chất lượng với chi phí sản xuất thấp nhất.
· Nắm rõ năng lực và công suất hoạt động của dây chuyền sản xuất, trưởng phòng sản xuất sẽ là người lên kế hoạch, phối hợp triển khai và linh hoạt điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất.
· Trực tiếp phối hợp cùng giám đốc nhà máy và phòng kho vận lên kế hoạch sản xuất, định mức tồn kho. Linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo thực trạng tăng giảm nguồn nguyên vật liệu từ phòng kho vận. Thường xuyên theo dõi lượng nguyên vật liệu tồn kho và kế hoạch đặt hàng để xác nhận khả năng đáp ứng của phòng sản xuất.
· Tiếp nhận báo cáo sản xuất mỗi ngày từ trưởng bộ phận, tổng hợp và kịp thời phát hiện vấn đề phát sinh và xử lý
· Đảm bảo quy trình sản xuất đạt chuẩn chất lượng như doanh nghiệp đăng ký, ví dụ tiêu chuẩn ISO, HACCP…
· Định kỳ đề xuất bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất, đảm bảo việc vận hành suôn sẻ.
· Đánh giá thực trạng quy trình làm việc hiện tại. Sáng tạo, đề xuất cải tiến quy trình làm việc mới với những số liệu phân tích cụ thể về tính hiệu quả mang lại.
· Trực tiếp tổng hợp, lập báo cáo trình lên cấp trên phê duyệt. Tiếp nhận sự phản hồi từ cấp trên và cùng các trưởng bộ phận điều chỉnh lại dự thảo quy trình mới
· Đảm bảo chất lượng về quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn, vận hành máy móc ổn định…
· Trực tiếp hoặc bố trí nhân sự giám sát chặt chẽ quá trình tạo sản phẩm đúng quy chuẩn từ khi bắt đầu đến lúc cho ra thành phẩm.
· Tổ chức và trực tiếp chủ trì cuộc họp đánh giá chất lượng sản phẩm, khen thưởng, phê bình, kỷ luật những cá nhân ảnh hưởng đến kết quả làm việc của phòng sản xuất.
· Chịu sự giám sát của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.