• Giám sát quá trình sản xuất, lên lịch trình sản xuất. • Ước tính chi phí và chuẩn bị ngân sách, đảm bảo quy trình sản xuất không vượt qua ngân sách. • Quyết định tài nguyên nhân lực và vật lực được yêu cầu (nguyên vật liệu, lực lượng lao động, v.v.) • Dự thảo thời gian triển khai và hoàn thành công việc. • Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng. • Giám sát quy trình sản xuất và điều chỉnh lịch trình khi cần thiết. • Chịu trách nhiệm lựa chọn và bảo trì thiết bị. • Giám sát tiêu chuẩn sản phẩm và thực hiện các chương trình kiểm soát chất lượng. • Liên lạc giữa bộ phận và với các bên khác khác, ví dụ như nhà cung cấp, quản lý, v.v. • Làm việc với các nhà quản lý cấp cao để đáp ứng các chính sách và mục tiêu của công ty. • Đảm bảo rằng các hướng dẫn về an toàn lao động được tuân thủ. • Giám sát và tạo động lực cho công nhân. • Đánh giá hiệu suất của nhân viên sản xuất (thanh tra chất lượng, công nhân, v.v.) • Xác định nhu cầu đào tạo. • Giải quyết các vấn đề phát sinh. • Đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng. • Tham gia vào giai đoạn tiền sản xuất (lập kế hoạch) cũng như giai đoạn sản xuất (kiểm soát và giám sát). • Tham gia quá trình thiết kế và mua sản phẩm, vật tư. Trong một số công ty sản xuất lớn, trưởng phòng sản xuất thường nhận được sự hỗ trợ từ các nhà hoạch định, kiểm soát viên và kỹ sư sản xuất.