- Chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc xây dựng các chính sách, chiến lược và kế hoạch kỹ thuật một cách chi tiết để có thể nhìn rõ được nhiệm vụ, công việc đối với từng bộ phận kỹ thuật.
- Thực hiện các đề xuất kỹ thuật nhằm khắc phục triệt để những lỗ hổng trong kỹ thuật và đảm bảo sự an toàn cho nhân công và quá trình vận hành máy móc.
- Chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nhằm tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững.
- Thiết lập ngân sách, kinh phí dự trù cho các hoạt động, dự án kỹ thuật; lên lịch trình dự án.
- Thực hiện tư vấn về các phương pháp và quy trình kỹ thuật. Từ đó giải đáp các thắc mắc cũng như xây dựng phương án xử lý kỹ thuật hợp lý.
- Chủ động liên lạc và kết nối với các bộ phận khác như: tiếp thị, xây dựng, kiến trúc sư… để thực hiện việc truyền thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ.
- Thiết lập đảm bảo chất lượng - kiểm soát chất lượng, chi tiêu và tiêu chuẩn an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn luôn được đáp ứng một cách hoàn hảo.
- Giám sát và theo dõi việc lựa chọn và thuê nhân viên kỹ thuật. Đồng thời cần có những hoạt động phối hợp với nhân viên kỹ thuật để đảm bảo nhóm luôn hoạt động phát triển và có hiệu quả.
- Thực hiện đóng góp cho các dự án nghiên cứu và phát triển thiết kế về mảng kỹ thuật.
- Nhìn chung sẽ tùy vào từng dự án kỹ thuật mà người Engineering Manager sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ trên hoặc có thể là nhiều hơn thế.